Vào năm 2019, Demon Slayer (Thanh Gươm Diệt Quỷ) đã tạo nên một cú hích trong thế giới Anime, thu hút nhiều khán giả trung thành và giúp bản Manga có doanh thu khủng hơn bao giờ hết.

Demon Slayer: Mười điều khiến bộ phim trở nên kém thu hút hơn

Không nghi ngờ gì khi Demon Slayer là một trong những bộ Anime hay và phổ biến nhất hiện tại, nhưng nó chưa thực sự hoàn hảo và vẫn mắc một số sai sót trong quá trình thực hiện.

Tin tốt là hầu hết lỗi trong Demon Slayer đều khá nhỏ, chúng bị lu mờ bởi nhiều điểm mạnh khác của tác phẩm. Tuy nhiên, khán giả của Demon Slayer vẫn nhận ra một số tình tiết trong bộ Anime này đang bị lãng phí hoặc trở nên nhàm chán. Hãy cùng Wanderound tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.

Có thể bạn quan tâm:

Những buổi huấn luyện dần trở nên tẻ nhạt

Những buổi huấn luyện dần trở nên tẻ nhạt

Các phân cảnh huấn luyện anh hùng bắt buộc phải xuất hiện trong các bộ Anime thể loại Shounen, điều này giúp nhân vật học được các kỹ năng mới, củng cố sức mạnh hoặc điều chỉnh kỹ thuật chiến đấu vốn có của họ.

Những cảnh huấn luyện trong Demon Slayer khiến khán giả có thể đoán trước được. Ban đầu, người xem ấn tượng vì sự dũng cảm của Tanjiro khi luyện tập trên núi trong hai năm trước kỳ Tuyển chọn cuối cùng.

Nhưng sau đó, quá trình huấn luyện của Tanjiro giống thủ tục lặp lại, không có gì đặc biệt. Thậm chí buổi huấn luyện tại Điệp Phủ cũng rất nhàm chán, các tác phẩm như Naruto hay My Hero Academia thể hiện các buổi đào tạo tốt hơn nhiều.

Câu chuyện về những con quỷ sớm trở thành thông lệ

Câu chuyện về những con quỷ sớm trở thành thông lệ

Trong hầu hết các phần, đây thực sự là bước ngoặt thú vị của Demon Slayer khi những con quỷ sở hữu điểm yếu như con người và có cảm xúc sâu sắc bên trong tâm hồn. 

Chẳng hạn như mong muốn của Rui về một gia đình, sự cay đắng của Kyogai khi là một tác giả thất bại. Nhưng sẽ thật ngớ ngẩn nếu hầu hết mọi con quỷ đều có những câu chuyện tương tự vậy.

Có rất nhiều ảnh chế về những con quỷ đang thổn thức về mong muốn của bản thân trước khi chết còn Tanjiro thì bày tỏ lòng thương cảm. Dù thật ngớ ngẩn nhưng mấy ảnh chế này lại vô cùng hợp lý.

Những kẻ phản diện có quá khứ đau buồn chỉ nên là ngoại lệ hiếm hoi để câu chuyện thêm thú vị và có sự đồng cảm. Điều này sẽ tốt hơn việc con quỷ nào cũng có quá khứ xúc động.

Zenitsu vẫn sợ hãi sau nhiều trận chiến

Zenitsu vẫn sợ hãi sau nhiều trận chiến

Thật may mắn khi những nhân vật ít được yêu thích như Agatsuma Zenitsu hay Hashibira Inosuke cũng được khai thác sâu để khán giả của Demon Slayer có thể nhận ra mặt tốt của những Kiếm sĩ như họ.

Nhưng ngay cả khi tác giả tạo nên hình tượng Zenitsu có những điểm tích cực thì vẫn không ngăn được sự chán ghét của người xem dành cho anh.

Mạnh mẽ hay không thì Agatsuma Zenitsu vẫn hay than thở và sợ hãi trước những trận chiến. Anh ấy la hét liên tục dù trận chiến trong hồi Kỹ Viện Trấn đã kết thúc.

Nhiệm vụ của Tanjiro dần kém thu hút hơn

Nhiệm vụ của Tanjiro dần kém thu hút hơn

Động lực của Tanjiro Kamado khi trở thành Kiếm sĩ là tìm cách chữa trị cho em gái Nezuko Kamado trở về làm người, đây là cũng là tất cả những gì anh có thể nghĩ đến.

Cho đến hiện tại, Tanjiro vẫn luôn ghi nhớ mục tiêu ấy nhưng không may rằng, khán giả của Demon Slayer đã không chú ý quá nhiều đến nó nữa.

Đáng tiếc rằng các nhiệm của Tanjiro quá mang tính cá nhân dù điều tuyệt vời là anh đã chiến đấu hết mình vì em gái. Điều kỳ lạ dễ nhận thấy là Demon Slayer đang tập trung thể hiện những chi tiết khác nhiều hơn.

Muzan ít xuất hiện trong các phần của Demon Slayer

Muzan ít xuất hiện trong các phần của Demon Slayer

Ở một thời điểm nhất định, khán giả sẽ cảm thấy hồi hộp và thú vị khi câu chuyện che giấu kẻ phản diện chính cho đến cuối cùng. Tác phẩm Jojo’s Bizzare Adventure đã thể hiện điều ấy với Dio trong phần Chiến binh sao băng rất thành công. Nhưng điều tương tự đã không xuất hiện trong Demon Slayer.

Kibutsuji Muzan là kẻ đã sát hại gia đình Kamado, nhưng sau đó hắn ta chỉ xuất hiện thêm vài lần. Những phân cảnh Muzan ở cùng lũ quỷ trong Thập Nhị Nguyệt Quỷ là hình ảnh hiếm hoi để lại ấn tượng trong lòng người xem.

Demon Slayer cần để Muzan xuất hiện nhiều hơn trong toàn bộ câu chuyện trước khi trận chiến cuối cùng diễn ra. Nếu không, những hình dung về Quỷ vương độc ác này chỉ giống như một ý tưởng mơ hồ hơn là một kẻ phản diện thực thụ.

Demon Slayer và những kẻ phản diện xuất hiện trong thời gian ngắn

Demon Slayer và những kẻ phản diện xuất hiện trong thời gian ngắn

Đúng với bản chất “Thợ săn quỷ”, Demon Slayer đã đào tạo các anh hùng chống lại những loài quỷ khác nhau. Từ Quỷ Bàn Tay, Quỷ Đầm Lầy hay Kyogai, nhưng cách kể chuyện này lại tạo cảm giác vòng lặp và không có nhiều tình tiết mới lạ.

Demon Slayer đã không thể thoát khỏi những vòng lặp ấy, các tựa Anime chiến đấu tiêu diệt quái vật khác như Bleach Fire Force cũng mô phỏng những trận chiến theo mô-típ tương tự.

Hy vọng rằng Demon Slayer sẽ không lặp lại điều này và hành trình của Tanjiro sẽ không chỉ dừng lại ở việc “tìm kiếm và tiêu diệt quỷ”.

Demon Slayer phân cấp sức mạnh của các nhân vật

Demon Slayer phân cấp sức mạnh của các nhân vật

Việc xếp hạng sức mạnh cho những kẻ phản diện không phải điều tệ nhất của Demon Slayer mà ngược lại, điều này thực sự thú vị.

Demon Slayer đã giới thiệu mười hai con quỷ trong Thập Nhị Nguyệt Quỷ, chúng được phân chia theo cấp bậc từ yếu nhất đến mạnh nhất.

Điều này khiến các trận chiến như cuộc rượt đuổi, lũ quỷ cấp cao hơn có thể xuất hiện ngay khi con quỷ yếu hơn bị tiêu diệt. Nó cũng đưa ra lời giải đáp cho bí ẩn rằng con quỷ nào mạnh hơn.

Bleach làm điều tương tự với quân đội tạp chủng Hollow-Shinigami khi xếp hạng bằng cách xăm các con số từ một đến mười lên người chúng.

Những Kiếm sĩ khác như “chiêu trò” thu hút sự chú ý

Những Kiếm sĩ khác như “chiêu trò” thu hút sự chú ý

Đây là một ví dụ điển hình cho việc ý tưởng bị đẩy đi quá xa với thực tế của nó. Tất nhiên chín Trụ cột có thể sở hữu những điểm nổi bật về hình ảnh, tính cách và phong cách chiến đấu riêng biệt.

Nhưng nếu các Trụ cột cứ làm những hành động giống nhau, việc đó sẽ không còn là đặc trưng riêng mà giống như họ đang cố thể hiện bản thân, điều này dần trở nên rõ ràng hơn theo thời gian.

Ví dụ như, Kanroji Mitsuri thường xuyên “thả thính dạo”, Tomioka Giyuu với khuôn mặt cau có, Sanemi có mái tóc xù và Uzui Tengen luôn là trung tâm của sự chú ý.

Những chi tiết này giúp Demon Slayer có thêm màu sắc và hài hước hơn nhưng đôi khi, nó trở nên sến sẩm khi so với các bộ Shounen khác. Tuy nhiên, những tập đầu chắc chắn đã không thể hiện rõ điều đó.

Demon Slayer khiến khán giả thấy cảm xúc dần trở nên nặng nề

Demon Slayer khiến khán giả thấy cảm xúc dần trở nên nặng nề

Một số khán giả theo dõi Anime sẽ không quan tâm đến vấn đề này nhưng người hâm mộ của Demon Slayer thì khác.

Bộ Anime đã bắt đầu với những phân cảnh đầy cảm xúc, chẳng hạn như vụ tàn sát gia đình Kamado hay khi Tanjiro trả thù cho những linh hồn học trò của Urokodaki.

Tuy nhiên, càng về sau Demon Slayer càng bị cuốn vào các tình tiết, điều này mang lại tâm lý nặng nề và tạo nên cảm giác tồi tệ. Tác phẩm cần phải bỏ bớt những nhân vật với quá khứ u ám để khán giả được nghỉ ngơi phần nào.

Tình tiết trong Demon Slayer giống như đang chậm lại

Tình tiết trong Demon Slayer giống như đang chậm lại

Dù thời lượng là 12 hay 500 tập thì nhịp độ là yếu tố quan trọng với bất kỳ bộ Shounen nào.

Phần đầu của Demon Slayer có diễn biến ổn định, nhịp phim nhanh, nhiều sự kiện giúp tác phẩm diễn ra suôn sẻ và thu hút khán giả. Tuy nhiên, Demon Slayer hiện đã dần chậm lại.

Ví dụ như Hồi Chuyến tàu Vô tận kéo dài khoảng 7 tập, những tình tiết trong hồi này diễn ra một cách chậm rãi. Nhưng sau đó, hồi Kỹ Viện Trấn diễn ra trong nhiều tập hơn. Vì vậy, cách phân bổ các tình tiết và thời lượng như hiện tại là không phù hợp.

Điều này trở nên tệ hơn khi phải mất khá lâu để những nhân vật mới xuất hiện, chúng khiến người xem cảm thấy hành trình của Tanjiro đã từng là một cuộc phiêu lưu thú vị nhưng mọi thứ đã dần bế tắc hơn.

Bạn đã đọc xong bài viết Demon Slayer: Mười điều khiến bộ phim trở nên kém thu hút hơn, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Anime nhé!