Đáng tiếc thay, một số bộ Anime không đạt được chất lượng hình ảnh cũng như nội dung mà chúng xứng đáng nhận được. 

Từ khi Anime phát triển và trở thành loại hình nghệ thuật được yêu thích trên toàn thế giới, chất lượng hình ảnh của các tựa phim cũng ngày một nâng cao. 

Trong vài thập kỷ qua, nhiều bộ Anime sau khi phát hành đã khiến người xem choáng ngợp về chất lượng đồ họa. Sự hấp dẫn về mặt hình ảnh trở thành lý do chính để người hâm mộ đón nhận và yêu thích Anime.

Bên cạnh những tác phẩm đình đám với hiệu ứng xuất sắc như One-Punch Man hay Attack on Titan, cốt truyện của nhiều Anime chưa tương xứng chất lượng đồ họa. Trong số đó, nhiều bộ nên được đầu tư mạnh mẽ hơn về nội dung tác phẩm.

Thiết Giáp Chi Thành lấy cảm hứng từ Attack on Titan

Được phát hành vào mùa xuân năm 2016, Thiết Giáp Chi Thành (Kabaneri of the Iron Fortress) xoay quanh chàng kỹ sư trẻ Ikoma và nỗ lực giải cứu thế giới khỏi Kabane, sinh vật đáng sợ khiến nhân loại phải lẩn trốn trong những bức tường khổng lồ để sinh tồn. 

Studio đứng sau tác phẩm là Wit Studio cũng đã sản xuất Attack on Titan với chủ đề tương tự. Tuy nhiên, những điều “tinh túy” nhất của Attack on Titan dường như đã không xuất hiện trong bộ Anime này và khiến nó không đạt kỳ vọng như mong đợi.

Mặc dù Thiết Giáp Chi Thành không được đầu tư quá nhiều về nội dung hay bối cảnh thế giới, tác phẩm đã mang đến cho khán giả những hình ảnh đẹp mắt. 

Phong cách Steampunk lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh được kết hợp hài hòa với bối cảnh của bộ anime. Điều này là minh chứng rõ ràng cho tài năng của Wit Studio, một trong những Studio hoạt hình tốt nhất trên thế giới.

Sự đầu tư của Wit Studio trong The Rolling Girls 

Lấy bối cảnh đất nước Nhật Bản khi đang bị chia rẽ và rạn nứt về mặt chính trị, The Rolling Girls là bộ Anime đầy màu sắc và sở hữu thiên tính nữ đáng kinh ngạc. 

Trên thực tế, bối cảnh xã hội hiện diện trong loạt phim được xây dựng vô cùng hời hợt, mục đích duy nhất là tạo ra lý do để dàn nhân vật của The Rolling Girls khám phá những vùng đất mới.

Wit Studio liên tục phát hành những bộ Anime với đồ họa xuất sắc nhưng so với tác phẩm khác, mong muốn duy nhất của hãng khi sản xuất The Rolling Girls chỉ là đem đến kỹ xảo hình ảnh ấn tượng. 

Đáng tiếc rằng, tác phẩm đã trở thành một sự thất vọng lớn so với những gì người hâm mộ mong đợi ở Wit Studio, thứ duy nhất mà The Rolling Girls có thể thỏa mãn chỉ là thị giác của khán giả.

Những phân cảnh hành động mãn nhãn của Fate/Stay Night

Anime hành động vốn dĩ không là thể loại được đánh giá cao về mặt hình ảnh. May mắn thay, những bộ Anime như Fate/Stay Night đã trở nên nổi tiếng vì đi ngược xu hướng này. 

Tuy nhiên, những cảnh chiến đấu hoành tráng của Fate/Stay Night chỉ làm giảm bớt sự nhạt nhòa của cốt truyện. Dựa trên bản Light Novel ăn khách, Fate/Stay Night đã cố gắng để truyền tải trọn vẹn nội dung của nguyên tác.

Nếu được chia thành nhiều tập hơn, chắc hẳn tác phẩm này đã không gặp thất bại. Đáng tiếc thay, nó chỉ kéo dài 24 tập và quá nhiều nút thắt còn chưa được tháo gỡ, khiến người xem phải tự tìm hiểu thêm bên ngoài.

Mặc dù xét về tổng thể thì cốt truyện của bộ Anime này được xem như một sự thất vọng nhưng Fate/Stay Night đã chiêu đãi người xem nhiều phân cảnh chiến đấu mãn nhãn, đầy ấn tượng.

Nội dung của Ngoài Tầm Giấc Mơ không tương xứng với hình ảnh 

Được sản xuất bởi 3Hz, Studio chuẩn bị phát hành phần hai loạt phim đình đám Ma Vương Đi Làm (The Devil Is a Part-Timer!!), bộ Anime Ngoài Tầm Giấc Mơ (Celestial Method) xoay quanh cuộc hội ngộ của Nonoka và Noel.

Trong tác phẩm, đã bảy năm trôi qua kể từ khi họ cố gắng triệu hồi một chiếc đĩa bay có thể thực hiện điều ước. Vì vậy, hầu hết khán giả đều mong đợi thông tin về chiếc đĩa bay ấy, mặc dù nó gây ra không ít khó khăn cho hai nhân vật chính.

Hầu hết khán giả khi xem Ngoài Tầm Giấc Mơ đều mong đợi sự khám phá kỹ lưỡng về đĩa bay UFO, mặc dù nó đã gây ra không ít khó khăn cho hai nhân vật chính. Tiếc rằng tác phẩm đã không thể làm sáng tỏ những điều liên quan.

Mặc dù Ngoài Tầm Giấc Mơ có nhiều bí ẩn chưa được giải mã, bộ Anime này vẫn thành công trong việc xây dựng đồ họa trực quan, chuyển đổi phân cảnh một cách ấn tượng bất chấp tạo hình nhân vật chỉ ở mức bình thường.

Cốt truyện của Phệ Thần Giả bị lạm dụng quá mức

Ra mắt năm 2015, Phệ Thần Giả (God Eater) là bộ Anime được lấy cảm hứng từ những con quái vật bí ẩn Aragami. Tương tự với nhiều tác phẩm được chuyển thể, Phệ Thần Giả đã không thể đạt được thành công như mong muốn. 

Được đánh giá như một bản sao của Attack on Titan, Phệ Thần Giả dường như lạm dụng quá mức khuôn mẫu “nhân loại đứng trước bờ vực diệt vong”. Vì vậy, nội dung mà bộ Anime này mang đến không mấy đặc sắc, thậm chí có phần sáo rỗng.

Xưởng phim ufotable được biết đến qua nhiều bộ Anime chất lượng với đồ họa công phu, tiêu biểu là thành công của Thanh gươm diệt quỷ, Cuộc chiến Chén Thánh và nhiều tác phẩm khác. 

Về chất lượng hình ảnh, Phệ Thần Giả đạt được thành tựu đáng mong ước như các bộ Anime khác của ufotable nhưng tiếc rằng, những khía cạnh còn lại thì không đạt được tiêu chuẩn tương tự.

Cô Gái Hài Hước – Nichijou xứng đáng nhận được nhiều hơn 

Cô Gái Hài Hước (Nichijou – My Ordinary Life) hoàn toàn không phải là tác phẩm kém chất lượng. Trên thực tế, Cô Gái Hài Hước từng nằm trong danh sách Anime thuộc thể loại Slice of Life đáng mong chờ nhất vào thập niên 2010. 

Cốt truyện giản dị, thiết kế nhân vật tinh tế và nhịp phim nhẹ nhàng, tất cả điều đó được kết hợp hài hòa trong Cô Gái Hài Hước. Tuy nhiên, dường như điều đó vẫn chưa thật sự xứng đáng với chất lượng đồ họa của bộ Anime nổi tiếng này.

Những phân cảnh vui nhộn, hài hước cùng thiết kế nhân vật tối giản trong Anime là minh chứng cho tài năng của Kyoto Animation và đội ngũ sản xuất. Tuy nhiên, trong một số phân cảnh thì dường như phía Studio có “làm lố” một chút không cần thiết.

Khu Vườn Ngôn Từ ghi lại vẻ đẹp từ thế giới tự nhiên

Khu Vườn Ngôn Từ xoay quanh mối quan hệ giữa một cậu bé 15 tuổi và một người phụ nữ 27 tuổi. Trước khi ra mắt, công chúng hy vọng tác giả Shinkai Makoto và đội ngũ sản xuất sẽ mang đến một tác phẩm có chiều sâu và những sắc thái cần thiết.

Thật đáng tiếc, Khu Vườn Ngôn Từ không thực hiện được điều đó. Với thời lượng vọn vẻn 46 phút, câu chuyện chính của hai nhân vật không thể tiến triển đầy đủ và dẫn đến một mối quan hệ có phần vội vã, bất chấp tiềm năng của tác phẩm.

Dù có phần thiếu sót, Shinkai Makoto đã thành công trong việc xây dựng những câu chuyện không cần đến lời thoại. Với đồ họa đẹp mắt và kỹ thuật Deep Focus, bộ Anime đã bù đắp lại cho khán giả bằng khía cạnh hình ảnh.

Cốt truyện của Vương Miện Tội Lỗi không sát nguyên tác

Theo lẽ thường, nghệ thuật lấy cảm hứng từ những tác phẩm đi trước. Điều đó vốn dĩ không có gì sai nhưng loạt Anime Vương Miện Tội Lỗi (Guilty Crown) lại là minh chứng cho thấy việc này có thể khiến một tác phẩm “đi quá xa” so với nguyên tác. 

Nội dung của bộ Anime Vương Miện Tội Lỗi bị ảnh hưởng bởi một số loạt phim nổi tiếng, pha trộn từ nhiều chủ đề khác nhau

 

Production I.G (nhà sản xuất đứng sau thành công của Vua Bóng Chuyền – Haikyu!! Psycho-Pass) đã đem đến sự thất vọng lớn khi xây dựng nên một tác phẩm thiếu tính chân thực, không sát với nguyên tác.

Bỏ qua những hạn chế về mặt nội dung, các khía cạnh khác được xử lý khéo léo và có sự nhất quán tuyệt đối. Vương Miện Tội Lỗi đã đem đến chất lượng đồ họa xuất sắc và những phân cảnh hành động mãn nhãn. 

Theo công chúng, nếu có yếu tố khiến bộ Anime này trở nên độc đáo thì đó chính là nhờ bối cảnh trực quan của nó.

Cốt truyện và nhân vật của Đại Chiến Cầu Lông bị đánh giá tẻ nhạt

Mặc dù Anime thuộc thể loại thể thao không được biết đến với đồ họa đẹp mắt nhưng Đại chiến cầu lông (Hanebado!) lại sở hữu chất lượng hình ảnh đáng kinh ngạc.

Hãng Liden Films được biết đến qua chất lượng đồ họa của bộ phim hoạt hình 3D nổi tiếng Kiếm Sĩ Đen (Berserk) năm 2016. Tuy nhiên, Đại chiến cầu lông mới là một trong những tác phẩm tốt nhất của hãng khi xét về mặt đồ họa. 

Đại chiến cầu lông xoay quanh cuộc phiêu lưu của Ayano Hanesaki, cô được cựu tuyển thủ Kentaro Tachibana chiêu mộ để tham gia câu lạc bộ cầu lông. Chính môn thể thao này đã giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi trong quá khứ.

 

Tuy nhiên, cốt truyện này được đánh giá tẻ nhạt khi chỉ tập trung khai thác sức mạnh tiềm ẩn của nhân vật chính và do đó, Đại chiến cầu lông gây thất vọng khi khiến cho cảm giác hồi hộp của khán giả biến mất toàn bộ.

Cách mà tác phẩm giải thích cho sự phát triển của Ayano chỉ đơn giản là cô chăm chỉ luyện tập và có tiềm năng, điều này tương tự nhiều bộ Anime khác và khiến nó chẳng có gì thu hút ngoài đồ họa.

Đao Kiếm Thần Vực xứng đáng được đầu tư nhiều hơn về nội dung

Phát hành lần đầu năm 2012, Đao Kiếm Thần Vực (Sword Art Online) đã trở thành cơn sốt trong giới hâm mộ Anime. Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Reki Kawahara. 

Sau khi phát hành phần tiếp theo, bộ Anime không được đón nhận, chủ yếu là bởi nội dung của Đao Kiếm Thần Vực không được đầu tư xứng đáng với những gì nó nhận được. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về mức độ nổi tiếng của tác phẩm. 

Tuy vậy, chất lượng hoạt họa của Đao Kiếm Thần Vực chưa bao giờ khiến người xem phải thất vọng, những khung cảnh tráng lệ của thế giới giả tưởng luôn được đầu tư một cách vô cùng nghiêm túc và chỉn chu.

Nếu toàn bộ loạt phim được đầu tư xứng đáng hơn thì nhân vật chính của Đao Kiếm Thần Vực, Kirito và những cuộc phiêu lưu của anh ấy chắc chắn vẫn nhận được sự ủng hộ của khán giả.

Bạn đã đọc xong bài viết Mười bộ Anime xứng đáng được đầu tư nhiều hơn về mặt cốt truyện, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Anime nhé!