Terry Pratchett, một trong những tác giả nổi tiếng nhất về thể loại khoa học viễn tưởng trong thế kỷ XX, luôn đề cao những tình tiết được cài cắm khéo léo trong chính câu chuyện của mình.

Ông thậm chí còn tuyên bố rằng “lý do khiến các cuộc hội thoại trở nên sáo rỗng là bởi những sai sót trong kịch bản”. 

Tuy nhiên, Pratchett biết cách tạo ra những chi tiết độc đáo để phù hợp giọng văn và tư tưởng trong tác phẩm, trước khi thêu dệt chúng trở thành những câu chuyện sôi động.

Mặc dù rất ít tác giả có khả năng tái tạo có thể vượt qua Terry Pratchett nhưng J. K. Rowling đã thành công khi tạo dựng nên thế giới phép thuật Harry Potter. 

Tuy vậy, Thế giới Phù thủy thực tế tràn ngập những chi tiết “lố lăng”, các cuộc hội thoại sáo rỗng và những câu chuyện tầm thường, tất cả dễ dàng bị bỏ qua nếu bạn không chú tâm theo dõi.

Tiêu đề sách và phim được sáng tạo theo cùng một khuôn mẫu

Các tựa sách của J. K. Rowling tuân theo một quy tắc Harry Potter & The XYZ, được lặp lại trong phiên bản điện ảnh. 

Điều này vốn không còn xa lạ, như đã thấy trong Indiana Jones & Ngôi đền diệt vong, Charlie & Nhà máy socola, Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Monty Python & Cái chén thánh, She-Ra & Những nàng công chúa quyền năng.

Sự lặp đi lặp lại sẽ khiến bạn say mê trong suốt bảy cuốn sách. Có ý kiến cho rằng kiểu tiêu đề này sẽ giúp khán giả làm quen với Thế giới phù thủy hoặc dễ dàng xác định nội dung bộ truyện nhưng chính cách gọi này đã làm mất đi sự sáng tạo vốn có.

Những rắc rối của Seamus Finnigan

Seamus Finnigan không có một vai trò quan trọng nào cho đến niên học thứ năm, cậu ta một mực từ chối những lời cảnh báo của Harry và từ chối chấp nhận sự trở lại của Voldemort. 

Cuối cùng, cậu nhận ra những sai lầm và gia nhập Đội quân của Dumbledore, chuộc nhằm chuộc lỗi với Harry. Tuy nhiên, là “chúa tể rắc rối” của Hogwarts, cậu chỉ gây chú ý bằng việc đốt cháy mọi thứ. 

Cậu đã đốt cháy một chiếc lông vũ trong trong giờ thực hành phép thuật, cho nổ lọ thuốc đang sôi sục trong vạc, và về cơ bản biến chính bản thân cậu một mớ rắc rối.

Những tai nạn mà Seamus gặp phải luôn là tình tiết hài hước, nhưng chúng trở nên tẻ nhạt khi lặp lại nhiều lần.

Harry không phải là người được chọn

Thuật ngữ “Kẻ được chọn” đã xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử. Theo Tân Ước, Chúa Giê-su là con trai của Đức Chúa Trời theo sự chỉ định của thần linh, trong khi Nhà tiên tri Muhammad là Sứ giả của Đức Chúa Trời trong Kinh Qur’an.

Điều này trở thành nguyên mẫu quan thuộc trong nhiều câu chuyện giả tưởng như Darth Vader trong Star Wars, Aang của Avatar và Frodo Baggins trong Chúa tể của những chiếc nhẫn.

Việc được chọn là điều đáng ngưỡng mộ nhưng hầu hết các bộ phim đều không tôn trọng quyền tự quyết của “người được chọn”. Harry thà có một tuổi thơ bình thường hơn là đối mặt với Chúa tể Voldemort, nhưng cụ Dumbledore và những người khác thì không còn lựa chọn nào khác.

Vũ khí và cổ vật huyền thoại có mặt khắp nơi

Những câu chuyện giả tưởng chắc chắn chứa đựng những vũ khí và cổ vật huyền thoại, nhưng đơn giản là có quá nhiều trong Harry Potter

Đũa phép cơm nguội, áo choàng tàng hình, thanh gươm Gryffindor, hòn đá Phù thủy, gương thần, viên đá Phục sinh là những vật phẩm huyền thoại được Harry tìm thấy trên con đường đấu tranh với Chúa tể hắc ám. 

Những hiện vật này cũng có thể là ý đồ của tác giả, là cầu nối không mấy quan trọng cần thiết giữa thần thoại cổ đại và bối cảnh phim. 

Bên cạnh đó, những vật dụng như kính soi, vật tưởng niệm, chổi bay, tủ biến mất, thẻ ếch sô cô la và trái Snitches đều là những thứ kỳ lạ của Thế giới phù thủy, điều này được thể hiện tốt hơn nhiều so với nguyên tác.

Cái kết viên mãn của những nhân vật chính diện

Động lực của mối quan hệ họ hàng trong Thế giới phù thủy của Rowling phần lớn dựa trên mô hình gia đình hạt nhân, mặc dù có một vài ngoại lệ đáng chú ý. 

Phần lớn các cặp đôi đã kết hôn trong Thế giới Phù thủy đều có chung tư tưởng và tính cách, ngay cả những nhân vật phản diện ác độc như Lucius và Narcissa Malfoy. 

Điều này cuối cùng được áp dụng cho mọi nhân vật chính diện trong câu chuyện, qua đó tạo ra các mối quan hệ lâu dài và vĩnh cửu. 

Harry & Ginny, Ron & Hermione, Luna & Rolf, Angelina & George, Bill & Fleur, Draco & Astoria, và Neville & Hannah đều không có kết cục nào khác ngoài cuộc sống viên mãn.

Những kết thúc hạnh phúc mãi mãi có thể phù hợp với truyện cổ tích, nhưng Harry Potter cần xây dựng nên cái kết bớt khuôn sáo hơn.

Những điều dễ nhận thấy ở nhân vật phản diện

Cái ác không gói gọn trong một quy chuẩn cố định. Một số nhân vật có vẻ ngoài nổi bật cũng có thể là nhân vật phản diện gây nhiều tội ác. 

Tyler Durden của Fight Club và Killmonger của Black Panther đều sở hữu vẻ ngoài điển trai, nhưng họ cũng tìm cách tiêu diệt các nhân vật chính. Mặt khác, Orc của Tolkien là một trong những sinh vật xấu xa nhất ở Trung Địa (Middle-earth).

Tương tự, nhân vật Nữ hoàng trong Snow White dần biến thành người đàn bà ác độc, một phép ẩn dụ cho sự xấu xa đang phát triển bên trong cô. 

Tất nhiên, Harry Potter không là ngoại lệ. Fenrir Greyback, Peter Pettigrew, Chúa tể Voldemort, thậm chí cả Tử thần thực tử của Azkaban đều mang những dấu hiệu, quy chuẩn gắn liền với hình tượng phản diện.

Giới tính của cụ Dumbledore chưa được công khai rõ ràng

Hầu hết người xem đều cho rằng cụ Dumbledore là người dị tính (heterosexual) cho đến khi Rowling tiết lộ rằng vị hiệu trưởng trường Hogwarts thực tế là người đồng tính.

Bất chấp thông báo của tác giả vào năm 2007, các nhà làm phim đã không giải quyết được vấn đề này trong Hoàng tử lai hay Bảo bối tử thần.

Các nhân vật lạ kỳ thường xuyên bị xóa khỏi các bản chuyển thể, và Harry Potter cũng không phải là ngoại lệ đối với những quy chụp giới tính chưa rõ ràng này.

Mặc dù ban đầu cụ Dumbledore “gia nhập” hàng ngũ nhân vật dị tính như Jughead Jones và Shinji Ikari, tác phẩm Fantastic Beasts: The Secrets of Dumbledore (2022) cuối cùng đã xác nhận giới tính của giáo sư, vượt ra khỏi bóng tối của mọi nghi ngờ.

Dấu hiệu dễ nhận biết ở những vai phản diện

Các nhân vật độc ác thường được cho là phản diện nhưng hầu hết các nhân vật phản diện trong Harry Potter đều là những kẻ xấu xa tột độ. 

Những Tử thần Thực tử mặc áo choàng trùm đầu và đeo mặt nạ bí ẩn, một dấu hiệu thường thấy ở nhân vật phản diện. Với cách xây dựng hình tượng dễ đoán, dường như nhà sản xuất cho rằng người xem chẳng thể nhận ra kẻ phản diện.

Hơn nữa, các Tử thần Thực tử trong Chiếc cốc lửa còn được xây dựng giống với biểu tượng của tổ chức cực đoan Ku Klux Klan. 

Trận chiến giữa phản diện và chính diện

Mặc dù Thế giới phù thủy gồm nhiều nhân vật nhưng mọi thứ chủ yếu xoay quanh hai phe: phản diện và chính diện. Tuy lòng trung thành của một vài nhân vật dễ bị lung lay nhưng trên thực tế, mỗi nhân vật đều thuộc một trong hai nhóm trên.

Điều này được lặp lại trong nhiều câu chuyện, bao gồm The Lion King, Star Wars Stranger Things. Harry Potter có thể được đúc kết thành cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối.

Như lời tiên tri của Sybill Trelawney, “không ai có thể tồn tại trong khi người kia sống sót.” Voldemort không thể hiểu động cơ của Harry, đó cũng là lý do tại sao hắn quyết định trừ khử cậu.

Cậu-bé-còn-sống là đứa trẻ mồ côi

Những đứa trẻ mồ côi trong những tác phẩm viễn tưởng thường sở hữu một số năng lực bẩm sinh, việc này giúp chúng thực hiện những chiến công của thời đại.

Luke Skywalker chấp nhận lời kêu gọi sau khi chú dì bỏ mạng bởi cơn bão tuyết, Tanjiro Kamado gia nhập Sát quỷ đoàn để trả thù cho gia đình bị sát hại.

Vết thương lòng đã rèn giũa họ trở thành những anh hùng mà họ luôn muốn trở thành. Cuộc sống của Harry không dễ dàng hơn chút nào khi cậu bé là trẻ mồ côi. 

Ngược lại, cậu đã trải qua những năm tháng tuổi thơ bị lạm dụng và bắt nạt bởi gia đình Dursley. Những đứa trẻ không nên bị buộc trải qua quá nhiều đau đớn, ngay cả khi việc này sẽ khiến chúng mạnh mẽ hơn.

Bạn đã đọc xong bài viết Harry Potter: Mười chi tiết gây nhàm chán trong tác phẩm, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Điện ảnh nhé!