Ngành công nghiệp điện ảnh luôn xuất hiện những cải biến độc đáo. Bất cứ khi nào một sự mới lạ đột nhiên trở thành xu hướng, các hãng phim chạy đua để kiếm được nhiều tiền nhất từ ​​điều đó.

Đôi khi là việc “chạy theo mốt” nhất thời theo cách mà hiệu ứng hình ảnh kỹ thuật số đã làm vào đầu những năm 2000. Trong những trường hợp khác, những xu hướng này có nhiều bất ngờ đến mức chúng có vẻ lố bịch đối với hầu hết mọi người.

Một trào lưu điện ảnh bị cho là nực cười không có nghĩa là nó đáng bị chế nhạo hay vứt bỏ. Những xu hướng và mánh lới quảng cáo này quá phổ biến hoặc kỳ quái đến mức khó có thể coi trọng và tồn tại. 

Một vài trong số những xu hướng này chỉ tồn tại nhờ các nhà làm phim biết chính xác cách sử dụng chúng, trong khi hầu hết chúng nhanh chóng mất đi sức hấp dẫn vốn có ở kịch bản.

Phim 3D thống trị thập niên 2010 theo trào lưu

Phim 3D đã có từ những năm 1950 nhưng trào lưu phim 3D hiện đại được lấy cảm hứng từ tác phẩm Avatar. Năm 2009, Avatar hồi sinh công nghệ làm phim 3D cho định dạng IMAX. 

Điều này đã truyền cảm hứng cho hàng loạt phim bom tấn sao chép bản trình chiếu IMAX 3D của Avatar. Tuy nhiên, xu hướng này cũng sớm nở chóng tàn khi khán giả bị “bội thực” bởi hàng loạt các tác phẩm 3D kém cỏi.

Trong Avatar, chất lượng hình ảnh 3D đã đưa khán giả đắm chìm vào thế giới kỳ ảo. Trong khi đó, những phim tương tự như Clash of the Titans (2010) Saw 3D (2010) lại không có nhiều sự cải biến để vượt qua cái bóng của bom tấn Avatar.

Tuy vậy, hai tác phẩm trên được đánh giá là những phiên bản tốt nhất trong giai đoạn này. Hầu hết các phim 3D thời đó chỉ ứng dụng công nghệ 3D ở giai đoạn sản xuất hậu kỳ, dẫn đến tình trạng hình ảnh tối và xấu đi bởi ứng dụng của 3D.

Phim 4D dần trở nên phổ biến nhưng còn nhiều hạn chế

Phim 4D xuất hiện lần đầu ở rạp phim nhỏ khu vui chơi giải trí, nhưng kể từ đó chúng đã trở nên phổ biến hơn. The Sensorium (1984) của Six Flags là tác phẩm đầu tiên sử dụng hiệu ứng 4D nhưng phải đến Captain EO mới đặt dấu mốc cho công nghệ 4D của dòng phim hiện đại.

Phần lớn nội dung của các bộ phim 4D không mấy đặc sắc do đội ngũ sản xuất chú trọng nhiều đến hiệu ứng hình ảnh. Avatar Fast and Furious là những bom tấn 4D đầu tiên.

Dù còn nhiều hạn chế song công nghệ 4D lúc bấy giờ đã trở nên phổ biến và dần chiếm được thị hiếu cho các lựa chọn ở rạp phim.

Kỹ thuật Shaky Cam đôi khi khiến người xem khó theo dõi nội dung

Taken là bộ phim hành động nổi tiếng vào cuối những năm 2000 và nó đã hệ thống hóa ngôn ngữ hình ảnh của phim hành động vào thời điểm đó.

Ra mắt vào cuối những năm 2000, Taken trở thành bộ phim hành động hay nhất lúc bấy giờ bằng ngôn ngữ điện ảnh đầy mê hoặc.

Giải cứu binh nhì Ryan (Saving Private Ryan) là bộ phim đầu tiên sử dụng yếu tố shaky cam (kỹ thuật chuyển máy nhanh liên tục) những năm 2000 nhưng Takenmới là tác phẩm khởi xướng cho xu hướng này.

Tuy vậy, nhiều phân cảnh hành động trong Taken chưa thật sự khiến người xem mãn nhãn. 

Nhiều đạo diễn dùng shaky cam (bao gồm cả Taken) để làm cảnh hành động như một cách rẻ tiền và đơn giản nhằm đánh lừa khán giả bằng vô số cảnh cắt liên tục, khiến khán giả không biết chuyện gì đang xảy ra.

Shaky cam vốn là điều cần thiết cho các siêu phẩm hành động nhưng cũng có những phân cảnh lạm dụng quá mức kỹ thuật này trong những phân cảnh hành động khiến phim trở nên khó hiểu.

Ngày nay, kĩ thuật Shaky Cam vẫn được ưa chuộng nhưng nhưng may mắn là nó không bị lạm dụng như trước đây.

Chủ nghĩa hiện thực trở thành xu hướng trong phim hành động viễn tưởng

The Dark Knight là một trong những bộ phim siêu anh hùng có ảnh hưởng lớn trong văn hoá đại chúng. Một trong những lí do khiến tác phẩm nhận được đông đảo sự yêu thích xuất phát phát từ mô tả chân thực về Người Dơi và Thành phố Gotham. 

Trong khi The Dark Knight đã tập trung khai thác về chủ nghĩa hiện thực để làm nổi bật cho hình tượng siêu anh hùng, những tác phẩm dựa theo xu hướng này đã lầm tưởng rằng đây là cách mà các bộ phim thể loại này có thể được “hợp pháp hóa”.

Các bản sao của The Dark Knight, đã lược bỏ những yếu tố về màu sắc, kịch bản giàu trí tưởng tượng để tập trung khai thác về chủ nghĩa hiện thực tàn bạo. 

Những bộ phim này sai lầm khi nghĩ rằng chỉ riêng chủ nghĩa hiện thực đã khiến The Dark Knight thành công hơn bao giờ hết. Phần phim mới của James Bond, Fantastic Four và hầu hết các phần phim của Vũ trụ DC đều có xu hướng khai thác về chủ nghĩa hiện thực nghiệt ngã.

Màu sắc ảm đạm trở thành ngôn ngữ hình ảnh chiếm ưu thế

Một trong những xu hướng phổ biến và lố bịch nhất vào cuối những năm 2000 là xu hướng làm phim với bảng màu ảm đạm. 

Việc sử dụng màu sắc ảm đạm trong các bộ phim không phải là yếu tố tiêu cực, thậm chí giao diện này đã trở nên phổ biến trong phim và thậm chí cả chương trình truyền hình. 

Tiếc rằng, ý đồ nghệ thuật ấy đã bị nhầm lẫn với khái niệm “chủ nghĩa hiện thực”. 

Điều này dẫn đến việc các bộ phim sử dụng màu sắc buồn tẻ để bộ phim nhuốm màu sắc “giả tạo”.

Thật khó để xác định chính xác khi nào và tại sao điều xu hướng này bắt đầu. Một số suy đoán rằng các nhà làm phim đang cố sao chép tông màu ảm đạm có chủ đích của đạo diễn Christopher Nolan, trong khi nhà báo Emily St. James của tờ Vox lại cho rằng chúng bắt nguồn từ Chúa tể của những chiếc nhẫn. 

Hầu hết đều cho rằng đây là hiệu ứng của việc làm phim kỹ thuật số. Bỏ qua những hạn chế của chúng, xu hướng này vẫn tiếp tục và phát triển trong nhiều thể loại.

Cường điệu hóa các phân cảnh được bổ sung

Một phương pháp phổ biến để khôi phục các cảnh quay đã xóa hoặc sửa đổi lại bộ phim là thêm chúng vào bản tái phát hành. Tuy nhiên, những phiên bản bổ sung không phải lúc nào cũng xứng đáng với giá vé vào rạp. 

Chẳng hạn, Avengers: Endgame đã thêm một cảnh Người khổng lồ xanh với hiệu ứng hình ảnh chưa hoàn chỉnh. Các phiên bản đặc biệt nổi tiếng của Star Wars vẫn là một trong những bộ phim được tái phát hành gây tranh cãi nhất trong lịch sử.

Spider-Man: No way home – The More Fun Stuff bổ sung thêm 11 phút từ những cảnh quay chưa từng tiết lộ trước đó. Với tiêu đề More Fun Stuff, nhiều khả năng bộ phim sẽ có thêm các cảnh của Holland, Maguire và Garfield.

Bản chỉnh sửa PG-13 của Deadpool Ngày xửa ngày xưa được cho là bản tái phát hành hay nhất, nhưng nó vẫn mang lại cảm giác hời hợt. Chỉ thời gian mới trả lời được liệu xu hướng mới này có thể tồn tại trong lịch sử điện ảnh hay không.

Sensurround quá phi thực tế và ồn ào để kéo dài

Từ thuở bình minh của kỷ nguyên phim câm, các tín đồ điện ảnh chưa bao giờ hết phấn khích với các bộ phim lấy đề tài thảm họa (đặc biệt là những bộ phim về thảm họa thiên nhiên).

Trong các bộ phim về thảm họa của thập niên 70,  Earthquake là bộ phim bi quan nhất.  Nếu hiệu ứng hình ảnh là chưa đủ, đây còn là phim lần đầu tiên ứng dụng công nghệ Sensurround trong điện ảnh, cho phép những sóng âm thanh tần số thấp len lỏi qua mọi ngóc ngách của phòng chiếu.

Hệ thống này đã nâng cao âm thanh của bộ phim và khiến khán giả cảm nhận được sự run rẩy trong tâm lý sợ hãi của nhân vật. Sensurround có những tác dụng nhất định nhưng nó đã bị loại bỏ dần vì một vài lý do thực tế.

Các chuỗi rạp phim phàn nàn về việc Sensurround quá ồn ào đến mức làm hỏng nội thất cơ sở của họ. Họ cũng chỉ ra rằng thiết lập cồng kềnh của Sensurround không xứng đáng với mức giá của nó. 

Sensurround đã bị “khai tử” trước khi thập niên 70 kết thúc, nhưng nó vẫn tồn tại nhờ các hệ thống âm thanh vòm cải tiến như Dolby Atmos và THX.

Lựa chọn cái kết của phim phụ thuộc vào khán giả thông qua Clue

Tác phẩm Clue được biết đến với việc đưa ra ba kết thúc khác nhau cho một bộ phim, điều đó yêu cầu khán giả phải đến các rạp khác nhau để xem tất cả.  Xu hướng ấy đã từng thịnh hành trong những năm 1985. 

Việc sử dụng Clue trong các bộ phim đem đến nhiều bí ẩn, tuy nhiên, nó đã thất bại một phần do mánh lới quảng cáo tẻ nhạt và thiếu giải pháp cụ thể. Mặc dù vậy, Clue không phải là bộ phim đầu tiên hay duy nhất đi theo xu hướng “trắc nghiệm”.

Clue thất bại trong việc vực dậy xu hướng nhưng nó đã trở lại mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số. Black Mirror: Bandersnatch, A Heist with Markiplier, Possibilia và những phim khác cho phép người xem tự lựa chọn và phán đoán kết thúc cho câu chuyện.

Smell-O-Vision đã “truyền cảm hứng” cho nhiều tác phẩm sao chép

Smell-O-Vision (Công nghệ mùi hương kĩ thuật số) không chỉ là một trong những xu hướng điện ảnh nổi tiếng nhất mà còn là một trong những xu hướng bị sao chép nhiều nhất. 

Ý tưởng này thật lố bịch nhưng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc: khán giả ngửi thấy mùi của các nhân vật trong phim thông qua những tấm thẻ có mùi thơm hoặc mùi hương được chuẩn bị ở rạp chiếu phim. 

Smell-O-Vision trở nên nổi tiếng nhờ bộ phim duy nhất mà nó được ứng dụng, Scent of Mystery. Sau đó, Smell-O-Vision không chính thức được sử dụng lại sau nhưng nhiều bộ phim đã tôn vinh công nghệ độc đáo này. 

Polyester hồi sinh nó với nhân vật Odorama, trong khi Spy Kids : All the Time in the World giới thiệu về Aroma-Scope. 

Mặc dù không còn tồn tại về mặt kỹ thuật, Smell-O-Vision vẫn đồng nghĩa với những bộ phim có xu hướng ứng dụng mùi hương kỹ thuật số.

Castle William tiên phong trong mánh lới quảng cáo điện ảnh lố bịch

Đạo diễn William Castle không chỉ thích thêm những mánh lới quảng cáo lố bịch vào phim của mình mà ông thực tế đã phát minh ra xu hướng mới. 

Castle đã thêm “gia vị” cho những bộ phim do anh ấy sản xuất bằng cách thêm những trò đùa và thử thách vào trải nghiệm. 

Một số bộ phim mang tính biểu tượng của Castle bao gồm Homicidal’s Coward’s Corner, Bộ xương bay của House on Haunted Hill Ghế điện của The Tingler .

Những mánh lới quảng cáo của Castle có thể không thực sự phù hợp với ngày nay, nhưng xu hướng mà ông phát minh ra luôn khiến người hâm mộ điện ảnh ngày nay ấn tượng.

Những xu hướng lố bịch nhưng thú vị khiến khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, còn có tác phẩm có nhiều kết thúc khác nhau. Thậm chí chính sách nghiêm ngặt “Không vào cửa muộn” của Psycho đã duy trì tinh thần hài hước và tinh thần của Castle.

Bạn đã đọc xong bài viết Mười xu hướng làm phim lố bịch nhất trong lịch sử điện ảnh, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Điện ảnh nhé!