Một vài độc giả cho rằng truyện tranh chỉ là hình thức giải trí ngắn hạn. Tuy nhiên truyện tranh không chỉ giới hạn về các siêu anh hùng, đôi khi những tác phẩm này đã thay đổi thế giới.

Ngay cả khi hình thức nghệ thuật này đã xuất hiện từ những năm 1800, truyện tranh thường bị bỏ qua một cách không công bằng và được xem như những tờ giấy nhảm nhí dành cho trẻ vị thành niên hay tiểu thuyết giải trí dành cho trẻ em.

Dù thực tế, truyện tranh là một trong những hình thức kể chuyện dễ tiếp cận nhất với công chúng. Truyện tranh đã thay đổi thế giới theo nhiều cách và thậm chí là nền tảng của một số bộ phim thành công nhất lịch sử.

Điều cần thiết để thay đổi quá trình hình thành nghệ thuật truyện tranh, nền công nghiệp này hay thậm chí là lịch sử thế giới đó là một bộ truyện tranh đặc sắc, đây thường là điều mà các tác giả mong đợi.

Truyện tranh đã trở thành một phần trong phương pháp và kinh nghiệm dẫn truyện của mọi người kể từ những năm 1800, tuy nhiên cách truyền tải này luôn sẵn sàng thay đổi và phát triển.

X-Force #116 (2001) khai tử sự lụi tàn của Comics Code Authority

Vào những năm 50, ngành công nghiệp truyện tranh bị tấn công bởi các lực lượng theo chủ nghĩa thuần túy (và phân biệt chủng tộc), những người này tin rằng truyện tranh đang “làm hỏng” giới trẻ nước Mỹ. 

Ngành công nghiệp này đã thỏa hiệp bằng cách thành lập Comics Code Authority (Cơ quan quản lý truyện tranh), cơ quan này đã khiến bộ truyện kinh dị được yêu thích EC ngừng kinh doanh và các nhà xuất bản phải tuân theo các tiêu chuẩn lỗi thời.

CCA hoạt động mạnh từ năm 1954 đến năm 2000 nhưng Marvel Comics vẫn bất chấp các điều luật này. Vào tháng 4 năm 2001, CCA đã từ chối bộ truyện X-Force# 116 của Peter Milligan và Michael & Laura Allred vì cáo buộc về bạo lực và tình dục.

Thay vì tuân thủ, Marvel vẫn bất chấp xuất bản bộ truyện này. Lần lượt, các nhà xuất bản đã từ bỏ CCA và cơ quan này không còn hiệu lực vào năm 2011.

Thất bại của Deathmate gần như giết chết nền công nghiệp truyện tranh

Image và Valiant không chỉ là hai nhà xuất bản mới nhất vào những năm 90 mà còn là hai trong số những nhà xuất bản quan trọng nhất của thập kỷ. 

Hai công ty này là những studios độc lập được thành lập để trực tiếp thách thức sự kìm hãm của DC và Marvel đối với ngành công nghiệp này, rất nhiều vấn đề của truyện tranh phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của hai công ty này.

Không may là một trong những dự án lớn nhất của hai nhà sản xuất này đã thất bại. 

Sự kết hợp giữa Deathmate, ImageValiant là một thảm họa về mặt tài chính và khả năng sản xuất, không chỉ hủy hoại uy tín hai công ty mà gần như giết chết hoàn toàn ngành truyện tranh.

Việc Deathmate không đáp ứng được thời hạn hay thu được lợi nhuận đã khiến khách hàng và nhà đầu tư quay lưng với truyện tranh, và niềm tin này chỉ được phục hồi sau một cuộc chiến khó khăn kéo dài hàng thập kỷ.

Maus hợp pháp hoá tiểu thuyết hình ảnh nhờ giải thưởng Pulitzer 1992

Giải thưởng Pulitzer là một trong những giải thưởng danh giá nhất trên thế giới, được dành cho những thành tựu cao nhất trong lĩnh vực văn học và báo chí. 

Việc bộ truyện tranh gây tranh cãi Maus của Art Spiegelman đoạt giải Pulitzer năm 1992 là minh chứng cho tầm quan trọng của bộ truyện này, điều này càng đặc biệt vì cho đến nay, Maus là truyện tranh duy nhất đoạt giải.

Chiến thắng này của Maus thực sự gây ra một chút bối rối. Bởi vì Maus sử dụng động vật được nhân hoá để thuật lại tội ác khủng khiếp của Holocaust, do đó một số người cho rằng bộ truyện này nên được xếp vào dạng hư cấu, ngay cả khi Maus là tự truyện. 

Tổ chức giải thưởng Pulitzer đã vượt qua vấn đề này bằng cách trao cho truyện tranh này giải thưởng Special Award in Letters

The Sandman #19 đạt giải Văn học Giả tưởng Thế giới

The Sandman của Neil Gaiman không chỉ là sự sáng tạo lại một nhân vật đã bị DC Comics lãng quên, mà còn là sự nghiêm túc của tác giả đối với văn học và nghệ thuật kể chuyện. 

Điều này rõ ràng hơn trong số thứ mười chín của bộ truyện tranh này, “A Midsummer’s Night Dream (Giấc mơ đêm hè)”, tập truyện có sự kết hợp của Dream và William Shakespeare đã đạt được một thành công nhất định.

Được minh họa bởi Charles Vess và Steve Oliff, The Sandman # 19 đã đoạt giải truyện ngắn hay nhất tại lễ trao giải World Fantasy (giải Văn học Giả tưởng Thế giới) năm 1991.

Tuy nhiên, giải thưởng này sau đó đã có một động thái gây tranh cãi là cấm sự tham gia của truyện tranh để giữ nó tránh xa “nghệ thuật thực”. Điều này chỉ tăng thêm sự phẫn nộ của độc giả và tác giả với tổ chức khoa học giả tưởng này.

The Dark Knight Returns & Watchmen Changed Superheroes Forever

Năm 1986 có thể được xem là một năm “trưởng thành” của truyện tranh, điều này là nhờ vào việc phát hành The Dark Knight Returns của Frank Miller và Watchmen của Alan Moore và Dave Gibbons. 

Cả hai đều là những kiệt tác đặc sắc, định hình lại các nhân vật siêu anh hùng, họ đã thay đổi truyện tranh từ một tác phẩm nghệ thuật trở nên thực tế và trần trụi hơn.

TDKR và Watchmen đã chứng minh rằng truyện tranh, đặc biệt là sách về các siêu anh hùng, không chỉ là trò giải trí dành cho trẻ em được che đậy một cách phù hợp bằng hình ảnh.

Dù tốt hay xấu, các nhân vật siêu anh hùng không bao giờ đơn giản là cái thiện chống lại cái ác, vì trong thập kỷ tiếp theo, loài người liệu sẽ đủ tỉnh táo để phản ứng lại hay đi theo những mặt trái của xã hội như trong hai câu chuyện này.

Dazzler #1 bán rất chạy nhờ các nhà đầu cơ

Thập niên 80 là những năm mà các nhà sản xuất kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ truyện tranh, một phần nhờ vào thị trường đầu cơ đang phát triển. 

Các nhà xuất bản chuyển hướng đối tượng từ độc giả trẻ tuổi sang người lớn, những người coi truyện tranh như một sự đầu tư hơn là chỉ để giải trí. 

Sự thay đổi này hoàn toàn rõ ràng kể từ sau khi Dazzler # 1, của Tom Defalco, John Romita Senior và Junior, John Buscema, Alfredo Alcala, Bob McCleod và Glynis Wein trở thành bom tấn.

Năm 1981, Marvel đã thử nghiệm thị trường sưu tầm bằng cách bán Dazzler # 1 độc quyền tại các cửa hàng truyện tranh. Thử nghiệm đã thành công và Dazzler # 1 nhanh chóng bán được hơn 400.000 bản.

Kể từ thời điểm này, nhiều tác phẩm chỉ được bán trong các cửa hàng truyện tranh và thị trường đầu cơ trở thành nơi thống trị doanh số bán truyện, cho đến khi xảy ra bong bóng vỡ nợ năm 1996.

The Night Gwen Stacy Died mở ra thời đại Đồng của truyện tranh

Sau khi Cơ quan quản lý truyện tranh được thành lập vào năm 1954, truyện tranh đã bị điều chỉnh để trở nên “lành mạnh”, dẫn đến thời đại được gọi là “Thời đại Bạc của truyện tranh”. 

Thời kỳ này bắt đầu với Showcase # 4 của DC, mang trở lại các siêu anh hùng thời chiến như The Flash và thay đổi các nhân vật này giàu sức tưởng tượng và táo bạo hơn.

Giai đoạn này đã diễn ra trong khoảng 20 năm nhưng kỷ nguyên này đã kết thúc vào năm 1973 với câu chuyện về Spider-Man “The Night Gwen Stacy died”. 

Đây là câu chuyện về Người Nhện khi anh không thể cứu tình yêu đích thực của mình, Gwen, khỏi tay Green Goblin.

Câu chuyện này đã né tránh sự càn quét của CCA và mở ra Thời đại Đồng, một thời đại được xác định bởi tiểu thuyết siêu anh hùng đen tối hơn và mang tính thời sự hơn.

Tetsuwa Atom tạo ra hình thức nghệ thuật và nền công nghiệp Manga 

Osamu Tezuka có thể được xem là cha đẻ hoặc là vị thần của manga và anime. Cả hai tên gọi này đều phù hợp vì Tezuka đã tạo nên các hình thức giải trí và thể hiện môn nghệ thuật nổi tiếng nhất Nhật Bản. 

Ông bắt đầu vào năm 1953 với Mighty Atom và tác phẩm nhanh chóng được biết đến khắp thế giới với cái tên Astro Boy. 

Tác phẩm của Tezuka về Mighty Atom đã đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh và phong cách manga hiện đại, đây thực sự là di sản của ông.

Mighty Atom không chỉ đặt nền móng cho thiết kế nhân vật riêng biệt của manga, mà còn khai sinh ra ngành công nghiệp anime. Nếu không có Mighty Atom, manga và anime sẽ không tồn tại, thế giới sẽ thiếu đi tính sáng tạo vì sự thiếu vắng này.

Captain America đã dẫn dắt và nâng cao tinh thần chiến đấu ở Mỹ

Trước khi Mỹ bước vào Thế chiến II, người dân Mỹ bị giằng xé giữa việc đứng trung lập hoặc tham gia vào cuộc chiến này. 

Với niềm tin vào tự do và căm ghét chủ nghĩa Quốc xã, hai tác giả Jack Kirby và Joe Simon cho rằng nước Mỹ nên tham gia cuộc chiến và đã tạo ra Captain America để đưa ra quan điểm này. Không cần phải lên tiếng, thông điệp của họ đã được thể hiện.

Từ tháng 3 năm 1940 đến ngày 8 tháng 12 năm 1941, Captain America đã vận động người Mỹ ủng hộ cuộc chiến, trong khi gây phẫn nộ cho những người đồng tình với chủ nghĩa phát xít và những người theo chủ nghĩa độc lập không tham gia.

Captain America đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch tuyên truyền của Mỹ. Một trường hợp thậm chí được đưa ra rằng, nếu không có Captain America, nỗ lực tham gia cuộc chiến của Mỹ sẽ bớt mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Action Comics #1 tạo ra siêu anh hùng ngành công nghiệp truyện tranh

Xét về tính lịch sử, truyện tranh đã có từ những năm 1800, tuy nhiên các hình thức và ngành công nghiệp truyện tranh được biết đến ngày nay chỉ xuất hiện vào năm 1938.

Vào tháng 6 năm 1938, Action Comics # 1 đã xuất hiện trên các trang báo, giới thiệu với thế giới về Superman, nhân vật hàng đầu của DC Comics và cũng được coi là siêu anh hùng đầu tiên của loại hình này.

Action Comics # 1 là bộ truyện tranh siêu anh hùng đã khởi đầu cho tất cả, nhưng không phải mọi thứ về tác phẩm này đều tốt.

Khi huyền thoại Superman có một vị trí nhất định, DC Comics đã không công nhận sự tham gia của những người sáng tạo ra nhân vật này, Jerry Siegel và Joe Shuster. DC đã tước quyền sáng tạo bộ truyện nổi tiếng, vốn mang lại nhiều lợi nhuận của hai tác giả.

Đáng tiếc là, điều này đã trở thành một quy chuẩn của ngành, thiết lập mô hình gọi là làm việc cho thuê, có nghĩa là truyện tranh do các tác giả sở hữu và sự đền bù công bằng cho các nhà văn và nghệ sĩ đều rất hiếm.

Bạn đã đọc xong bài viết Truyện tranh: Mười lần thể loại này góp phần thay đổi thế giới, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Comics nhé!