Trong loạt phim đoạt giải thưởng mà Netflix sản xuất, vẫn có hàng tá bộ phim đáng lẽ không nên được thực hiện ngay từ ban đầu.

Các nhà phê bình và khán giả đều đồng ý rằng chúng ta đang sống trong thời hoàng kim của phim truyền hình. Suốt một thập kỷ vừa qua, Netflix đã đạt được thành tích cao với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng.

Tiêu biểu là loạt phim Stranger Things (Cậu bé mất tích)Orange Is The New Black (Trại giam kiểu Mỹ), cùng với đó là loạt phim hoạt hình cho người lớn như Bojack Horseman Big Mouth (Lắm chuyện).

Nhiều bộ phim được sản xuất trong mười năm qua đã đưa phim truyền hình trở thành một trải nghiệm thưởng thức cao cấp.

Tuy nhiên với lượng nội dung khổng lồ Netflix đã phát, vẫn có nhiều sai lầm và khó hiểu khiến người xem đặt câu hỏi về việc chúng đã từng được thực hiện như thế nào ngay từ đầu. Hãy cùng Wanderound tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Emily In Paris (2020) gây ra khá nhiều tranh cãi

Điểm IMDb: 6.9/10

Emily ở Paris (Emily ở Paris) là tác phẩm khiến khán giả chia làm hai luồng, hoặc yêu thích hoặc ghét bỏ. Dù có  những cảnh quay tuyệt đẹp ở Paris và vô số bộ trang phục màu sắc, Emily ở Paris vẫn bị đánh giá là “một gánh xiếc có vấn đề”. 

Emily, nhân vật chính cùng tên phim khẳng định rằng cô rất thu hút nhưng vẫn tỏ ra không hay biết về hành vi “người Mỹ xấu xí” mà cô đã làm ở thành phố Paris, nơi mà Emily tưởng như là rất lãng mạn.

Ý tưởng gây cười của phim là tái hiện những câu chuyện cười lỗi thời về khuôn mẫu của nước Pháp, thứ vốn dĩ không hề hài hước ngay từ đầu. Các phương tiện truyền thông Pháp thậm chí còn đưa ra quan điểm công khai lên án bộ phim này.

Trên thực tế, đề cử Quả cầu vàng của Emily ở Paris được tranh luận sôi nổi đến mức đã thúc đẩy một cuộc điều tra, kết quả cho thấy Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Hollywood đã hối lộ giải Quả cầu vàng để giành lấy một suất đề cử này.

Real Rob (2015) không mang lại sự độc đáo thường thấy

Điểm IMDb : 6.3/10

Lượng nội dung về Rob Schneider trên Netflix, từ Real Rob (Cuộc sống đời thật của Rob) cho đến các chương trình hài độc thoại là khá nhiều, chúng đã khiến khán giả có đôi chút bối rối.

Schneider gần như đã trở thành một “meme” trong xã hội ngày nay, một phần vì trò đùa vượt thời gian ở South Park, phần khác là vì các chương trình của anh quá phổ biến và gây cười cho khán giả.

Real Rob (Cuộc sống đời thật của Rob) cố gắng tận dụng việc các diễn viên hạng D thường xuất hiện ở khắp mọi nơi để làm thành một chương trình mang tính hài hước, trong đó nhân vật chính là Schneider.

Tuy nhiên, những “mảng miếng” của Real Rob đã lỗi thời. Ngay cả những người hâm mộ Schneider cũng thấy màn trình diễn của nam diễn viên trong Real Rob thậm chí tệ hơn bình thường.

Hoops (2020) quá dựa dẫm vào ngôn từ tục tĩu

Điểm IMDb: 6/10

Trong thế giới hài kịch, ai cũng biết rằng liên tục nói tục tĩu là dấu hiệu của sự thiếu an toàn trong một chương trình, đặc biệt khi hầu hết câu từ đều là chửi thề vô nghĩa.

Đó là một phương pháp sinh ra từ niềm tin rằng việc gây sốc có thể khiến người xem phân tâm khỏi các lời thoại không hay. Đáng buồn thay, đây là công thức mà Hoops áp dụng.

Tác phẩm theo chân một huấn luyện viên bóng rổ nóng tính và thô lỗ ở trường trung học, người được giao nhiệm vụ (cực kỳ đặc biệt) là xoay chuyển đội thua cuộc thành chiến thắng.

Việc định hướng sai ngay từ ban đầu khiến Hoops gần như dựa hoàn toàn vào ngôn từ tục tĩu, hài hước và mang tính gây sốc, những điều này khiến khán giả thấy mình như đang xem một đứa trẻ 13 tuổi, người mới học cách chửi thề.

Haters Back Off! (2016) mô tả các nhân vật dễ ghét để thu hút khán giả

Điểm IMDb: 5.9/10

Rất nhiều chương trình lấy những nhân vật đáng ghét làm những nhân vật chính. Đôi khi họ là phiên bản hư cấu như trong Sarah Silverman, hoặc toàn bộ một nhóm như ở It’s Always Sunny In Philadelphia.

Tuy nhiên, những vai diễn dễ ghét vẫn cần một yếu tố để khán giả có thể cảm thông. Chương trình cũng cần nhận thức về việc khiến những nhân vật không dễ mến này trở nên chân thực.

Haters Back Off! không phải là một chương trình châm biếm. Nhưng nhân vật chính Colleen lại là một ca sĩ dở tệ, ảo tưởng về danh vọng và duy trì sự đáng ghét này trong suốt bộ phim. 

Ý tưởng rằng bộ phim dễ ghét này sẽ mang lại hài hước là điều không thể xảy ra.

Super Drags (2018) thất bại trong việc khai thác ý tưởng

Điểm IMDb : 5.4/10

Super Drags gây thất vọng vì ý tưởng ban đầu của bộ phim là rất tuyệt vời. Bộ ba người đồng tính sẽ đồng hành cùng nhau để dẫn dắt một nhóm siêu anh hùng drag queen.

Về cơ bản, Super Drags chính là The Powerpuff Girls (Các cô gái siêu nhân) trong phiên bản drag queen, vốn nghe qua thì thấy là rất thú vị. Thế nhưng, mọi thứ trên thực tế thì lại không được như dự định.

Phần hiệu ứng đáng lẽ ra nên tươi sáng, đầy màu sắc lại được thiết kế một cách đơn giản, cực kỳ nhanh và chói mắt.

Mặc dù Super Drags chỉ vỏn vẹn năm tập, đây không phải là cái cớ cho việc thiếu phát triển nhân vật hay sự hài hước khó hiểu, vốn xây dựng dựa trên những khuôn mẫu và hành động vô nghĩa gây sốc.

Too Hot To Handle (2020) quá nhạt nhẽo dù là chương trình giải trí

Điểm IMDb: 4.7/10

Too Hot to Handle (Sự cám dỗ nóng bỏng) là nỗ lực để vượt mặt chương trình Love Island (Đảo tình yêu), nhưng thành quả cuối cùng lại thất bại như là Jersey Shore (Vùng biển chết) với đẳng cấp hơn một chút. 

Đối với người hâm mộ của các chương trình trên, Too Hot to Handle (Sự cám dỗ nóng bỏng) là chương trình hẹn hò cạnh tranh thực tế, trong đó yêu cầu một nhóm người thuộc thế hệ Millennials phải tránh các hành động thân mật quá mức.

Tuy nhiên, đối với hầu hết khán giả đây là một chương trình thực tế nhạt nhẽo, một sự bắt chước của hàng chục chương trình tương tự.

Sexy Beasts (2021) có ý tưởng hay nhưng thực tế lại không hề thu hút

Điểm IMDb: 4.6/10

Ý tưởng ban đầu của Sexy Beasts (Hẹn hò cùng quái thú) dù được đánh giá là “khá tốt” hay “kinh dị” thì cũng chỉ là ý kiến chủ quan của khán giả. Thế nhưng, việc chương trình không có gì thú vị thì không phải bàn cãi.

Với sự kết hợp kỳ lạ giữa Love Is BlindFace Off, chương trình khuyến khích các thí sinh tìm hiểu nhau ở mức độ cá nhân thay vì dựa trên sự hấp dẫn bề ngoài.

Chương trình thực hiện điều này bằng cách để người tham gia mặc vào những bộ trang phục cồng kềnh dựa trên các loại động vật.

Đáng buồn thay, ý tưởng này lại phản tác dụng. Bởi vì khi khán giả thấy người tham gia chương trình ở phía sau bộ lông thú, họ nhận ra lý do hầu hết tất cả đều độc thân ngay từ đầu là do tính cách.

Chasing Cameron (2016) thể hiện sai về việc theo đuổi sự nổi tiếng

Điểm IMDb: 3.6/10

Netflix đã nỗ lực không ngừng để kết nối với văn hóa giới trẻ và Chasing Cameron (Theo chân Cameron) đã cho thấy lý do tại sao các thế hệ trước đôi khi không thích những lớp người trẻ hơn.

Chương trình không phản ánh tổng thể các nhóm tuổi và không nên làm như thế. Tuy nhiên, Chasing Cameron không để lại được ấn tượng tốt đẹp ngay từ đầu với khán giả.

Lấy bối cảnh trong thời gian ứng dụng Vine dẫn đầu (trước khi TikTok bùng nổ), loạt phim này xoay quanh Cameron Dallas, một Viner có ảnh hưởng cùng những người giống như anh, vốn cực kỳ coi trọng bản thân.

Rất nhiều người cũng đang theo đuổi sự nổi tiếng, vốn có tính cách tốt đẹp hơn, nhưng không có cơ hội xuất hiện như trong một tác phẩm của Neftlix. Việc chương trình xuất hiện càng khiến người như Cameron thêm thích thú với cách cư xử tệ hại của mình.

Richie Rich (2015) không thể tồn tại ở thế giới thực tế

Điểm IMDb: 3.1/10

Kể từ khi bản gốc Richie Rich (Cậu bé tỷ phú) ra mắt vào năm 1994, thế giới và môi trường xã hội đã thay đổi đáng kể. Thị hiếu và nhu cầu mọi người cũng thay đổi theo thời gian.

Đối với tình hình hiện tại, một bộ phim sitcom với nhân vật chính là cậu bé da trắng giàu có và hư hỏng không còn đạt thành công như trước đây. 

Tuy nhiên, Netflix dường như có một niềm tin khác. Trong nỗ lực khai thác sự hoài niệm của công chúng, việc chuyển thể Richie Rich trên truyền hình là sự tái sinh vô hồn của một chất liệu vốn không có nhiều ý nghĩa.

Đây là điều không ai có nhu cầu, do đó bộ phim này bị đánh giá không tốt.

Hype House (2022) đã thế chỗ cho các chương trình Netflix tệ hơn.

Điểm IMDb: 2.1/10

Tính đến đầu năm 2022, Hype House là chương trình Netflix có xếp hạng thấp nhất cho đến nay, không chỉ bởi các nhà phê bình mà còn có khán giả.

Hype House bắt đầu với việc ghi hình một nhóm thanh thiếu niên “nổi tiếng” trên mạng xã hội mà không ai thực sự biết đến họ.

Ngoài những cảnh quay nhàm chán thì nhìn chung, chương trình không có bất cứ điều gì thú vị xảy ra. Hype House được xem là lý do khiến Gen Z bị xem là “một lời nguyền”.

Việc tụ tập tiệc tùng của thành viên trong chương trình cũng bị lên án rộng rãi. Đó là một ví dụ cho thấy hành vi không thể chấp nhận được của những người trẻ tuổi nổi tiếng, luôn tự cho mình là quan trọng và muốn trở thành người có sức ảnh hưởng lớn. 

Số lượng các chương trình mà Netflix đã hủy bỏ để ưu tiên cho Hype House cũng gây ra khá nhiều tranh cãi.

Bạn đã đọc xong bài viết Mười bộ phim truyền hình bị đánh giá tệ nhất của Netflix, hãy tham khảo thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Điện ảnh nhé!